Bài viết bệnh lý

CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NGỪA KHI BỊ HO

 

BS CK1. NGUYỄN THÀNH ĐÔNG

 

1. Ho là gì?

 

Ho là một phản xạ có điều kiện của cơ thể khi bị kích thích vùng cổ họng, do họng là ngã tư của các đường đổ về (mũi xoang đổ xuống, khí phế quản đẩy lên, trào ngược dịch vị dạ dày và các mô viêm kích thích tại chỗ), ho có tính chất bảo vệ, giúp tống ra khỏi đường hô hấp các chất dịch, đờm, các dị vật (bị mắc ở phần trên của đường hô hấp) ra ngoài bằng đường miệng. 

 

 

                           2-hokeodai

 

 

Ho có thể coi là một cơ chế có lợi cho sức khỏe con người, tuy nhiên, nếu tình trạng ho cứ tiếp diễn lâu dài, dai dẳng có thể gây mệt mỏi, mất ngủ, đau rát vòm họng, gây khó chịu cho mọi người xung quanh và nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, vỡ phế nang gây tràn khí, sa sinh dục, thoát vị, sinh non ở phụ nữ đang mang thai, són tiểu,...

 

2.Nguyên nhân chính

 

Ho là triệu chứng rất dễ gặp của nhiều người, để điều trị được chứng ho hiệu quả, chúng ta cần biết các nguyên nhân của ho như sau. Gồm 2 nhóm nguyên nhân chính: 

 

-Nhóm ở đường hô hấp trên: viêm amidan, viêm vòm họng, viêm V.A, V.A tồn dư viêm hạ họng đáy lưỡi, viêm xoang, ung thư vòm. Đặc điểm của nhóm này ban đầu ho khan, sau thì ho có đờm (ho tăng lên vào đầu giờ đi ngủ và sáng ngủ dậy) nhưng ít ảnh hưởng đến tổng trạng, da-niêm mạc vẫn hồng hào, không khó thở.

 

-Nhóm ở đường hô hấp dưới: viêm phổi, viêm phế quản, lao phổi, hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD),diễn tiến của ho gà, ung thư phổi... Ho thường xảy ra trên người lớn tuổi, nam nhiều hơn nữ, nghiện thuốc lá, tiếp xúc trong môi trường khói bụi, hóa chất (nhà máy, xí nghiệp) ho có đờm mủ (xanh, vàng, rỉ sét, bã đậu, lẫn máu) nhiều bọt và thường kèm khó thở, đau tức ngực lan lên vai, tổng trạng thường kém, suy sụp, sụt cân, da-niêm mạc nhợt nhạt. Ho nhiều vào ban đêm gần về sáng.

 

-Ho cấp tính:

Là ho đột ngột do các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài, chủ yếu là cơ chế tự bảo vệ, kéo dài không quá 3 tuần và ít gây nguy hiểm cũng như để lại di chứng lâu dài.

 

 

                         

 

 

Nguyên nhân chủ yếu gây ho cấp tính là do thân chủ mắc các bệnh như cảm thông thường, cảm cúm, viêm xoang nhẹ, viêm amidan, viêm mô hạ họng đáy lưỡi, viêm mô vòm , bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm mũi dị ứng hoặc đi đường khói bụi, môi trường ô nhiễm cũng gây ho giúp đẩy các bụi bẩn gây ngứa cổ họng ra ngoài.

 

-Ho mạn tính:

 

Nếu bệnh nhân có triệu chứng ho kéo dài trên 3 tuần được gọi là ho mạn tính (ho kéo dài), các bệnh lý mà bệnh nhân mắc phải dẫn đến tình trạng ho kéo dài quá lâu như vậy là khá nghiêm trọng, lúc này cần có những biện pháp lâu dài từ các bác sĩ chuyên khoa để giúp bệnh nhân chống chọi với bệnh tật.

 

Một số bệnh là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ho mạn tính thường gặp như bệnh trào ngược dạ dày thực quản gây viêm quá sản mô đáy lưỡi, viêm VA tồn dư, viêm amidan hốc mủ,viêm xoang mạn tính, nấm xoang nặng hơn nữa là bệnh  hen phế quản lâu năm, giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn, lao phổi, ung thư phổi, …

 

3. Những biến chứng nguy hiểm

 

Nếu bệnh nhân bị ho cấp tính, mới bị ho không quá lâu có thể dễ dàng điều trị lành bệnh, tuy nhiên,  nếu để tình trạng ho kéo dài, kinh niên có thể dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm, để lại nhiều hậu quả đáng tiếc cho bệnh nhân.

 

Trong cuộc sống, ho không những gây mệt mỏi, đau tức ngực, bụng do lực ép mạnh giúp tống dị vật ra ngoài, gây rát cổ họng, tổn thương thanh quản, gây viêm họng, ửng đỏ, nhiễm trùng vòm họng, mà còn gây khó chịu cho những người xung quanh, ảnh hưởng đến công việc, học tập, cũng như vui chơi giải trí cùng người thân bạn bè trong cuộc sống.

 

Ho còn gây mất ngủ, ngủ không sâu giấc, ăn không ngon, chán ăn, suy nhược cơ thể, stress, … Ho nhiều, lâu ngày không khỏi có thể gây chóng mặt, nôn ói không kiểm soát, thậm chí bị ngất.

 

Ho tạo áp lực rất lớn lên tim, mao mạch, dễ gây tăng huyết áp, vỡ mạch máu ở người trung niên, cao tuổi. Có thể gây vỡ phế nang phổi, tràn khí màng phổi, trung thất, tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến mạch máu não …

 

Đặc biệt, ho có nhiều nguy cơ cực kì nguy hiểm như dẫn đến sinh non ở phụ nữ mang thai, sa sinh dục, người lớn tuổi dễ mắc bệnh loãng xương có thể bị nứt xương, gãy xương, co kéo cột sống làm thoát vị đĩa đệm do ho mạnh và ho kéo dài, …

 

4. Cần làm gì khi bị ho?

 

Tuy ho là một triệu chứng khá phổ biến và thường rất dễ điều trị, nhưng tùy từng trường hợp từng cấp độ ho mà chúng ta cần có những biện phát xử lý phù hợp.

 

Những trường hợp ho có dấu hiệu không thuyên giảm, ho kéo dài từ 5-7 ngày, người bệnh nên trực tiếp đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và đưa ra hướng giải quyết kịp thời. Thời gian này sẽ là thời gian ủ bệnh ban đầu của các bệnh lý có liên quan đến đường hô hấp, có thể nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời.

 

Nếu ho đã kéo dài từ 3 tuần trở lên, và có nguy cơ ho nặng thêm mặc dù đã dùng thuốc, gây đau tức ngực dữ dội mỗi khi ho, khạc đờm kèm máu mủ vàng, xanh, đôi khi có mùi hôi thối là triệu chứng của nhiều căn bệnh khá nguy hiểm. Nhiều bệnh nhân có triệu chứng như sốt cao trên 39 độ, sụt cân đột ngột và nhiều, bệnh nhân có tiền sử nhiều bệnh như tăng huyết áp, hen suyển, bệnh phổi tắc nghẽn thì cần nhanh chóng đến bác sĩ chuyên khoa để phát hiện 1 số bệnh có thể đã biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng, viêm amidan, viêm hạ họng đáy lưỡi, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bệnh lao, ung thư vòm, ung thư phổi, viêm xoang....

 

5. Thuốc ho – không phải là cách chữa bệnh tốt nhất!

 

Thực chất, ho không phải là bệnh, nó chỉ là 1 trong rất nhiều các triệu chứng mà bệnh đó tạo ra. Vì thế, không nhất thiết phải dùng thuốc hay các phương pháp chữa bệnh khác để chữa ho. Đơn giản chỉ là việc chữa dứt căn nguyên gây ra ho thì đương nhiên ho cũng sẽ tự khỏi muốn tìm nguyên nhân phải nội soi tai mũi họng ,nghe tim phổi, xquang tim phổi đưa ra chẩn đoán chính xác và thực hiện một liệu trình điều trị thích hợp.

 

Đối với tình trạng ho cấp tính, ho nhẹ mà nguyên nhân là do bệnh cảm cúm hay do viêm mũi dị ứng thì chỉ cần dùng các phương pháp chữa bệnh cảm cúm hoặc viêm mũi dị ứng không dùng thuốc hoặc dùng thuốc nhẹ mà thôi.

 

Tuy nhiên, trong trường hợp ho đã tiến triển nặng, xuất hiện các hiện tượng như đau nhức ngực, thanh quản, rát họng, khạc đờm có màu xanh, vàng, nâu gỉ hoặc đờm có lẫn máu, kèm mùi hôi thối, người bệnh bị sốt cao, ra nhiều mồ hôi, lạnh run thì có thể người bệnh đã mắc phải những căn bệnh đang phát triển nặng dần, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để khám và điều trị kịp thời.

 

Một số tình trạng ho khiến người bệnh rất khó chịu khiến bác sĩ có thể cho người bệnh dùng các loại thuốc ho đặc trị hay thuốc long đờm để dễ dàng hơn trong việc đào thải đờm ra ngoài. Tuy nhiên, thuốc ho hay thuốc long đờm chỉ giúp giảm sự khó chịu mà ho gây ra, nó không có tác dụng chữa trị nguyên nhân gây ra ho, ngược lại, nó có thể khiến cho quá trình chẩn đoán bệnh khó khăn hơn hoặc không chính xác.     

 

 

                

 

 

Chỉ nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn kê đơn của bác sĩ. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người già và phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, cần được sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa. Việc sử dụng chung thuốc ho hay thuốc long đờm với 1 số loại thuốc khác của trẻ nhỏ có thể gây ngộ độc thuốc hoặc sốc thuốc, vì thế cần chú ý thận trọng.

 

 

 


 

Thời gian vừa qua, Phòng Khám Tai Mũi Họng Thành Đông đã điều trị dứt điểm được rất nhiều bệnh nhân có triệu chứng ho kéo dài. Nếu các bạn vẫn chưa tìm được một phòng khám uy tín, chất lượng cao thì Phòng khám tai mũi họng Thành Đông hy vọng sẽ đem lại sự hài lòng cho quý bệnh nhân. BS CK1. Nguyễn Thành Đông trên 20 năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh về tai mũi họng. Ngoài ra, phòng khám cũng được trang bị các thiết bị máy móc hiện đại nhập từ các nước tiên tiến giúp đem lại sự chính xác trong chẩn đoán và triệt để trong điều trị bệnh.

 

 



 

PHÒNG KHÁM TAI MŨI HỌNG THÀNH ĐÔNG

 

Địa chỉ     :  2A/2 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại: 090 888 4465 (BS.CKI Thành Đông) - 096 113 9097 (Tư vấn viên)

Email       : tmhbsdong@gmail.com

Website   : www.phongkhamtaimuihong.com