Bài viết bệnh lý

ĐIỀU TRỊ  BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG

 

BS. CK I  NGUYỄN THÀNH ĐÔNG

 

 1. Những nguyên nhân khiến tỉ lệ mắc bệnh dị ứng cũng ngày càng gia tăng:

 

 

Khí hậu khắc nghiệt và ô nhiễm môi trường là một trong những tác nhân gây ra sự mất cân bằng dị ứng. Sự mất cân bằng dị ứng, cùng với cơ địa nhạy cảm và tiếp xúc với dị nguyên, là các yếu tố quan trọng liên quan đến nguyên nhân và tỉ lệ mắc bệnh bệnh viêm mũi dị ứng.

 

a. Cơ địa nhạy cảm, có yếu tố di truyền.
 

b. Tiếp xúc với dị nguyên hay còn gọi là chất gây dị ứng:

  • Dị nguyên đường thở: bụi nhà, con mạt nhà, biểu bì, lông súc vật, phấn hoa, ….
  • Dị ứng thực phẩm: trứng, sữa, các loại hải sản (tôm, cua, sứa, …).
  • Dị nguyên là các loại thuốc: thường là kháng sinh, nhất là penicilline, aspirine, vaccine.
     

Trong đó, bụi nhà là loại dị nguyên chính gây ra các bệnh dị ứng đường hô hấp. Có tới 75-80% bệnh dị ứng hô hấp mẫn cảm với dị nguyên bụi nhà. Bụi nhà chứa nhiều tạp chất, trong đó có nhiều dị nguyên, có tính kháng nguyên đa dạng như Acarien, lông, biểu bì, vẩy da, nấm mốc, ….
 

c. Sự mất cân bằng dị ứng

 

Người dị ứng có thể sống một thời gian dài mà không có biểu hiện lâm sàng. Trong khi đó nghiệm ứng da vẫn dương tính, kể cả một số nghiệm ứng đặc hiệu khác. Thế cân bằng này không bền vững, bệnh sẽ xuất hiện khi có các yếu tố thuận lợi như:

 

  • Tiếp xúc ồ ạt với dị nguyên, vượt quá ngưỡng.
  • Yếu tố tinh thần: căng thẳng, stress.
  • Yếu tố nội tiết: phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh, thuốc tránh thai.
  • Yếu tố khí hậu: độ ẩm, nhiệt độ, nồng độ các ion trong khí quyển, … ảnh hưởng không tốt đến bệnh nhân dị ứng, nhất là dị ứng đường hô hấp.
  • Yếu tố ô nhiễm môi trường.
  • Lối sống thiếu vận động, béo phì, thiếu vitamin D do thiếu ánh nắng, ăn kiêng hoặc sử dụng nhiều rượu, thuốc lá.
  • Virus và vi khuẩn: niêm mạc bị phù nề, hệ lông chuyển bị tê liệt do viêm nhiễm làm tăng tính phản ứng với dị nguyên, giảm khả năng bảo vệ của niêm mạc.
     

2. Các thể viêm mũi dị ứng: theo mùa, do nghề nghiệp và còn những dạng nào khác? Triệu chứng điển hình?

 


 

 

Trước đây bệnh viêm mũi dị ứng thường được phân loại thành bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa và bệnh viêm mũi dị ứng quanh năm. Hoặc phân chia thành bệnh viêm mũi dị ứng có chu kỳ và bệnh viêm mũi dị ứng không có chu kỳ. Ngày nay, bệnh viêm mũi dị ứng phân loại theo hiệp hội viêm mũi dị ứng quốc tế dựa vào khoảng thời gian tồn tại của bệnh, triệu chứng và ảnh hưởng của bệnh đến chất lượng sống, bao gồm: bệnh viêm mũi dị ứng gián đoạn và bệnh viêm mũi dị ứng dai dẳng, dưới đây là bảng so sánh:

 

BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG gián đoạn

Triệu chứng tồn tại

< 4 ngày/ tuần hoặc < 4 tuần/năm

BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG dai dẳng

Triệu chứng tồn tại

≥ 4 ngày/ tuần và ≥ 4 tuần/ năm

Nhẹ
  • Giấc ngủ bình thường.
  • Hoạt động hàng ngày, thể thao, giải trí bình thường.
  • Làm việc, học tập bình thường.
  • Không có triệu chứng gây khó chịu
Trung bình – nặng
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Hoạt động hàng ngày, thể thao, giải trí giảm.
  • Làm việc, học tập bị ảnh hưởng.
  • Có triệu chứng gây khó chịu.

 

Triệu chứng điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng bao gồm :

 

  • Sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa mũi, có thể kèm theo ngứa mắt, ngứa vòm họng.
  • Bệnh nhân hoặc gia đình thường có tiền sử hen suyễn, chàm, viêm da dị ứng, nổi mày đay, .…
  • Khám nội soi mũi thường thấy niêm mạc mũi nhợt màu, phù nề, nước mũi trong.
  • Nếu bệnh kéo dài, có thể ảnh hưởng dến các cơ quan khác như polyp mũi, viêm họng hạt, viêm tai giữa thanh dịch, thâm quầng mi mắt.

 

3. Chẩn đoán bệnh viêm mũi dị ứng

 

  • Xác định tác nhân gây bệnh hay nói cách khác là xác định yếu tố gây dị ứng, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh viêm mũi dị ứng.
     
  • Đầu tiên Bác Sĩ phải khai thác bệnh sử, tiền sử cá nhân lẫn gia đình để tìm các yếu tố liên quan đến thời gian và thời điểm xuất hiện bệnh. Quá trình tiếp xúc với dị nguyên, môi trường sống, lối sống, cơ địa nhạy cảm. Kế tiếp là khám lâm sàng, đặc biệt là nội soi mũi để tìm các dấu hiệu điển hình của bệnh. Phát hiện các bệnh lý đi kèm liên quan đến bệnh viêm mũi dị ứng như: viêm xoang, vẹo vách ngăn, hen suyễn, chàm, viêm da dị ứng, ….
     

Cuối cùng là các xét nghiệm về dị ứng. Có 2 loại:

  • Test không đăc hiệu: tìm bạch cầu ái toan trong dịch mũi và trong máu, định lượng kháng thể IgE (kháng thể đóng vai trò chủ yếu trong các bệnh miễn dịch- dị ứng) trong huyết thanh.
     
  • Test đặc hiệu:
    • Phổ biến và đơn giản hơn là các test da ( lẩy da, rạch da, trong da) nhằm đánh giá sư nhạy cảm của cơ thể đối với các chiết xuất của 1 số dị nguyên đã được chuẩn hóa.
    • Chuyên biệt và đắt tiền hơn là các xét nghiệm tìm IgE đặc hiệu trong huyết thanh bằng phương pháp miễn dịch enzyme hay miễn dịch phóng xạ.
       

4. Điều trị bệnh Viêm Mũi Dị ứng
 

a. Kiểm soát môi trường, tránh tiếp xúc với dị nguyên
 

Về lý thuyết, tránh được dị nguyên là vấn đề tối ưu nhất trong điều trị viêm mũi dị ứng. Nhưng trên thực tế điều này khó có thể thực hiện. Ngay cả ở những nước phát triển không khí có phần sạch hơn nhưng vẫn bị dị ứng từ phấn hoa, phấn của một số loài cây cỏ… Vì vậy tránh dị nguyên gần như là điều không thể.
 

b. Điều trị bằng thuốc

 

Những thuốc dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng cũng chỉ là tạm thời. Chủ yếu là điều trị triệu chứng hoặc phòng ngừa nên chỉ có thể khống chế bệnh hoặc giảm các triệu chứng trong một thời gian ngắn trong và sau khi dùng thuốc. Không thể khỏi được bệnh trong một khoảng thời gian dài chứ chưa thể nói đến là khỏi hoàn toàn được bệnh.
 

Có nhiều loại thuốc trong điều trị viêm mũi dị ứng như:

  • Kháng viêm steroids dạng uống, dạng xịt, co mạch đường uống, co mạch đường tại chỗ.
  • Kháng histamine dạng uống, dạng xịt.
  • Kháng cholinergic, thuốc ức chế phóng thích hạt của dưỡng bào.
  • Thuốc kháng leukotrien.
     

Trong số những thuốc kể trên thì nhiều nghiên cứu cho thấy chỉ có steroids dạng xịt tại chỗ là có nhiều ưu điểm hơn cả. Dùng đường tại chỗ thuốc hấp thu vào cơ thể tương đối ít nhưng hiệu quả chống viêm tại chỗ lại cao, hiệu quả tốt trong điều trị. Tuy nhiên đây không phải là thuốc điều trị triệu chứng nên phải dùng thường xuyên thì thuốc mới phát huy được tác dụng. Còn nếu có triệu chứng mới dùng thì hiệu quả không cao. Thêm vào đó nhiều bệnh nhân còn ở độ tuổi đôi mươi mà phải xịt thuốc này thêm vài chục năm nữa thì cũng không phải là biện pháp tối ưu. Chính vì vậy điều trị miễn dịch đã mở ra cho bệnh nhân một phương pháp điều trị mới, nếu áp dụng đúng có thể khỏi bệnh từ 10-20 năm.
 

c. Điều trị miễn dịch
 

Điều trị miễn dịch là phương pháp đưa vào cơ thể bệnh số lượng tăng dần chất chiết xuất từ dị nguyên (giống trong sản xuất vaccin). Nhằm đạt được liều hiệu quả là cho bệnh nhân có thể giảm bớt triệu chứng một khi tiếp xúc với dị nguyên nhạy cảm. Đây là phương pháp duy nhất có thể tác động đến diễn biến tự nhiên của bệnh dị ứng. Tuy nhiên phương pháp này mất nhiều thời gian và khá tốn kém.
 

(Theo ARIA- hiệp hội viêm mũi dị ứng quốc tế, bệnh nhân viêm mũi dị ứng thuộc phân loại: nhẹ, từng đợt thì không cần điều trị miễn dịch. Họ chỉ cần dùng thuốc kháng histamine, chống sung huyết mũi tại chỗ hoặc toàn thân và tránh tiếp xúc với dị nguyên là đủ. Đối với viêm mũi dị ứng trung bình-nặng từng đợt thì có thể dùng steroids tại chỗ. Thuốc ức chế phóng thích hạt từ dưỡng bào và vẫn có thể dùng thêm thuốc chống dị ứng, chống sung huyết mũi. Điều trị miễn dịch được bắt đầu ở viêm mũi dị ứng nhẹ nhưng dai dẳng và viêm mũi dị ứng trung bình – nặng, dai dẳng )
 

5. Phòng bệnh viêm mũi dị ứng như thế nào?
 

a. Tránh các yếu tố nguy cơ :  tránh tiếp xúc với dị nguyên như : bụi nhà, khói thuốc lá , lông mèo, lông chó, phấn hoa, .… Cụ thể là:
 

  • Không nuôi thú trong nhà.
  • Nếu có nuôi, cần tắm thú nuôi 2 lần/ tuần.
  • Sử dụng hệ thống lọc khí tốt, vệ sinh máy điều hòa thường xuyên
  • Phủ nệm, gối dùng loại không thấm nước; nếu không thì phải giặt mỗi 2 tuần/ lần với nhiệt độ khoảng 50 độ C sẽ giết được mạt bụi nhà.
  • Tăng cường vệ sinh nhà cửa, xe cộ trong mùa phấn hoa để hạn chế tiếp xúc.
  • Loại bỏ phấn hoa trên da, tóc khi về nhà.
     

b. Cải thiện môi trường và lối sống
 

  • Tránh các yếu tố ô nhiễm môi trường: khói bụi công nghiệp, hóa chất
  • Cẩn thận khi thay đổi thời tiết, điều tiết độ ẩm, ấm, đề phòng viêm đường hô hấp.
  • Chú ý giữ vệ sinh mũi, thường xuyên dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để rửa mũi. Không dùng tay ngoáy mũi để tránh tổn thương niêm mạc mũi.
  • Ăn uống tránh đồ sống, lạnh, tanh, tránh uống rượu, tránh khói thuốc lá.
  • Tránh stress, các chất kích thích và giảm sử dụng thuốc aspirin và các loại thuốc non-steroid khác.
  • Kiên trì rèn luyện thân thể để nâng cao sức đề kháng cơ thể, giảm béo phì.
  • Điều trị triệt để các ổ nhiễm trùng ở họng và mũi xoang (viêm Amidan, viêm hạ họng đáy lưỡi, viêm vòm họng, viêm xoang và những yếu tố kích thích như vẹo vách ngăn mũi, quá phát cuống mũi...)
     

 

Nếu các bạn vẫn chưa tìm được một phòng khám uy tín, chất lượng cao, thì Phòng khám tai mũi họng Thành Đông hy vọng sẽ đem lại sự hài lòng cho quý bệnh nhân. BS CK1. Nguyễn Thành Đông trên 20 năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh về tai mũi họng, đã khám và phẫu thuật cho hàng ngàn ca. Ngoài ra, phòng khám cũng được trang bị các thiết bị máy móc, nội soi công nghệ cao nhập từ các nước tiên tiến như Anh, Pháp, Đức... sẽ đem lại sự chính xác trong chẩn đoán và sự triệt để trong điều trị bệnh.

 

Theo thống kê định kỳ tại Phòng Khám Tai Mũi Họng Thành Đông, có đến 99% bệnh nhân điều trị thành công và có những phản hồi tích cực về hiệu quả điều trị triệt để bệnh. Do đó, nhiều bệnh nhân đã giới thiệu lại cho người thân và bạn bè đến khám và chữa bệnh tại phòng khám. Đây rõ ràng là minh chứng cho cả quá trình tận tụy, hết lòng vì bệnh nhân.

 

Bên cạnh đó, nhận thức trách nhiệm chăm sóc sức khỏe nhân dân là một nghĩa vụ cao quý, Phòng khám tai mũi họng Thành Đông  luôn có chính sách giảm chi phí thủ thuật đối với những bệnh nhân thuộc chính sách hộ nghèo và cận nghèo khi có giấy tờ chứng minh kèm theo.

 

 



 

PHÒNG KHÁM TAI MŨI HỌNG THÀNH ĐÔNG

 

Địa chỉ: Số 2A/2 Phan Thúc Duyện - Phường 4 - Quận Tân Bình - TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại: 090 888 44 65

Email: tmhbsdong@gmail.com

Website: www.phongkhamtaimuihong.com