Bài viết bệnh lý

          BỆNH VIÊM TAI GIỮA: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG

                                                                            

                                     BS CK1. NGUYỄN THÀNH ĐÔNG 

                          

 

Theo khảo sát, viêm tai giữa là bệnh phổ biến hiện nay, bệnh diễn ra trên cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trẻ em từ 6 tháng đến 3 tuổi là đối tượng chiếm tỷ lệ cao hơn. Viêm tai giữa là tình trạng tai bị nhiễm trùng hay viêm của vùng tai giữa bao gồm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm nằm sau màng nhĩ).

 

 

1. TAI CÓ CẤU TẠO PHỨC TẠP

 

 

 

 

 

 

  • Tai ngoài

 

Tai ngoài có loa tai và ống tai ngoài. Loa tai ở người có những nếp lồi lõm, có tác dụng thu nhận âm thanh từ mọi phía mà không cần xoay như một số động vật.

Ống tai ngoài hơi cong xuống dưới và ra sau. Cấu trúc này có tác dụng bảo vệ tai nhưng hơi khó cho thầy thuốc khi khám tai. Ống tai ngoài có lông và tuyến nhầy (ráy tai), phần da che phủ sụn ống tai dính chặt vào sụn và xương nên rất nhạy cảm, có mụn nhọt hay dụng cụ vào là rất đau. Giới hạn bên trong là màng nhĩ. Màng nhĩ cấu tạo bởi 4 lớp: lớp da liên kết với ống tai ngoài, 2 lớp sợi hình tia và hình vòng bên, trong là niêm mạc, có cán búa áp phía trên, có cơ căng màng nhỉ bám vào cán búa. Nhìn từ ngoài vào thấy màng nhỉ có màu hồng sáng và bóng. Nếu bên trong có mủ thì màng sẽ mất bóng và đục, có thể rạch màng nhỉ để thăm dò hoặc tháo mủ ra.

 

  • Tai giữa

 

Tai giữa gồm có hòm nhỉ nằm trong phần đá của xương thái dương, có dung tích1/2ml, trong đó có 3 xương con: xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Thành trước có vòi eustache (vòi nhỉ) thông với hầu, bình thường vòi này đóng, chỉ mở ra để cân bằng áp lực khi nuốt hoặc ngáp. Vì nó thông với hầu họng nên vi trùng ở hầu họng có thể đi lên để làm viêm tai giữa, có thể làm thủng màng nhỉ và chảy mủ tai. Tai giữa còn thông với các xoang chủm, có thể gây viêm tai xương chủm. Bên trong là cửa sổ tròn (cửa sổ tiền đình) liên hệ với tiền đình tai trong. Nền của xương bàn đạp đậy lên cửa sổ tiền đình.

 

  • Tai trong

 

Tai trong có cơ quan thinh giác và bộ máy thăng bằng gồm có mê đạo xương và mê đạo màng. Mê đạo xương chứa ngoại dịch còn mê đạo màng chứa nội dịch, nằm trong phần đá của xương thái dương. Cấu tạo của mê đạo (mê lộ) gồm 2 phần: Tiền đình và ống khuyên.

 

 

2. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM TAI GIỮA

 

Nguyên nhân gây nên viêm tai giữa ở mỗi độ tuổi lại khác nhau:

 

Đối với bệnh viêm tai giữa ở trẻ em:

  • Có rất nhiều trẻ em bị bệnh viêm tai giữa là do vi rút và vi khuẩn gây ra.  Đây là bệnh viêm tai cấp chủ yếu do nhiễm trùng hay việc ứ đọng lại quá nhiều dich trong hòm tai gây nên.
     
  • Trẻ em có sức đề kháng kém là cơ hội để những căn bệnh như  viêm mũi, viêm họng ghé thăm. Những ổ viêm này chứa rất nhiều vi khuẩn, những vi khuẩn này sẽ tấn công lên tai gây viêm tai giữa.  Viêm họng cấp, viêm mũi VA cấp và viêm amiđan cấp ở trẻ em là những bệnh đi kèm với viêm tai giữa.

 

                        

 

 

  • Do vòi nhĩ có cấu tạo ngắn với khẩu kính lớn hơn so với người lớn đây là điều kiện thuận lợi để dịch nhầy và các chất xuất tiết ở mũi họng lây lên tai giữa,đặc biệt khi bé nằm ngửa tai sẽ ở vị trí thấp hơn mũi họng, vòi nhĩ sẽ mở rộng thêm khi em bé khóc khiến những chất xuất tiết chảy vào hòm tai.
     
  • Hơn nữa do trẻ em có hệ thống niêm mạc đường hô hấp (niêm mạc mũi họng, niêm mạc khí phế quản, niêm mạc tai…) nhạy cảm hơn so với người lớn rất nhiều, tạo ra những phản ứng kích thích bằng những hiện tượng tiết dịch, khiến dịch ứ đọng trong hòm tai gây nên viêm tai giữa.

    Khi mẹ tắm cho trẻ chú ý không để nước vào tai, điều đó vô tình khiến trẻ bị bệnh viêm tai giữa.

 

 

Đối với bệnh viêm tai giữa ở người lớn

 

  • Với người lớn do cấu trúc tai đã hoàn thiện nên khả năng bị nhiễm chứng viêm tai giữa hiếm gặp hơn. Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ em chủ yếu là người có tiền sử bị bệnh viêm tai giữa từ khi còn nhỏ mà không được chữa trị triệt để gây ra viêm tai giữa mãn tính. Bệnh đã diễn ra ở một thời gian tương đối dài và thường tái phát khi thời tiết chuyển mùa hoặc sức đề kháng kém.​
  • Nếu bạn có thói quen ngoáy tai thì hãy bỏ ngay. Bởi khi  dùng vật cứng hoặc nhọn ngoáy tai, ngoáy tai khi đi cắt tóc dễ gây nấm tai do dụng cụ lấy ráy tai không được tiệt trùng đúng qui định cũng là những nguyên nhân thuận lợi dẫn đến tổn thương tai.
  • Bên cạnh đó những căn bệnh như viêm từ tai ngoài, hay viêm mũi xoang, khối u vùng mũi xoang cũng gây nên viêm tai giữa .

 

 

3. TRIỆU CHỨNG VIÊM TAI GIỮA

 

Khi có những dấu hiệu sau bạn nên nghĩ ngay đến bệnh viêm tai giữa:

 

Đau tai là một trong những triệu chứng thường thấy ở bệnh viêm tai giữa

 

  • Biểu hiện sốt cao 39-40 độ C, đau vùng tai, nhức đầu;
  • Người lớn bị viêm tai giữa có thể dẫn đến một số triệu chứng như ù tai, chóng mặt, giảm thính giác có hiện tượng dich lỏng được thoát ra từ trong tai, sưng tai kèm theo đó là chán ăn khó ngủ;
  • Khi trẻ em bị viêm tai giữa có những triệu chứng sau:  lượng chất nhầy trong tai ngày càng nhiều, tạo sức ép lên màng nhĩ dẫn đến đau tai, trẻ sẽ quấy khóc, ăn ngủ ít hơn. Khi trẻ nằm bú mẹ,  áp suất thay đổi trong tai giữa. làm trẻ đau tai, chất nhầy nhiều trong tai khiến màng nhĩ bị thủng dịch trong tai sẽ chảy ra ngoài. Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như  ho, sổ mũi hay nghẹt mũi…
     

Đối với những người có tiền sử bị viêm tai giữa và chảy mủ nhiều lần, khi không quan tâm chữa trị thường xuyên sẽ  dễ bị tái phát với những biểu hiện sốt cao, lượng mủ trong tai chảy nhiều và có mùi khó chịu, đây là biểu hiện của bệnh viêm xương chũm, nếu nguy hiểm hơn nữa mủ sẽ chảy ra sau rãnh tai và bị phù nề.

 


 

Nếu các bạn vẫn chưa tìm được một phòng khám uy tín, chất lượng cao, thì Phòng khám tai mũi họng Thành Đông hy vọng sẽ đem lại sự hài lòng cho quý bệnh nhân. BS CK1. Nguyễn Thành Đông trên 20 năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh về tai mũi họng. Ngoài ra, phòng khám cũng được trang bị các thiết bị máy móc, nội soi công nghệ cao nhập từ các nước tiên tiến giúp đem lại sự chính xác trong chẩn đoán và sự triệt để trong điều trị bệnh.

 

Theo thống kê định kỳ tại Phòng Khám Tai Mũi Họng Thành Đông, có đến 99% bệnh nhân điều trị thành công và có những phản hồi tích cực về hiệu quả điều trị triệt để bệnh. Do đó, nhiều bệnh nhân đã giới thiệu lại cho người thân và bạn bè đến khám và chữa bệnh tại phòng khám. Đây rõ ràng là minh chứng cho cả quá trình tận tụy, hết lòng vì bệnh nhân.

 

 



 

PHÒNG KHÁM TAI MŨI HỌNG THÀNH ĐÔNG

 

Địa chỉ      : 2A/2 Phan Thúc Duyện - Phường 4 - Quận Tân Bình - TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 090 888 4465 (BS.CKI Nguyễn Thành Đông) - 096 113 9097 (Tư vấn viên)

Email       : tmhbsdong@gmail.com

Website    : www.phongkhamtaimuihong.com