Bài viết bệnh lý

 BỆNH ĐIẾC Ở NGƯỜI GIÀ VÀ NHỮNG ĐIỀU NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT

 

BS CK1. NGUYỄN THÀNH ĐÔNG

 

 

Ở người già hầu hết các chức năng của từng bộ phận trong cơ thể đều “rệu rã”, họ phải đối mặt với rất nhiều bệnh trong đó có bệnh điếc. Khi cao tuổi giảm thính lực là bệnh thường gặp nhưng không điếc hoàn toàn. Bệnh điếc ở người già là tình trạng âm thanh mất đi khá nhiều và gây khó khăn trong giao tiếp.

 

Phân loại bệnh điếc ở người già

Đối với người già hiện tượng giảm thính lực sẽ gặp vào tuổi 60 trở lên, nó sẽ phát triển nặng hơn, cuối cùng trở thành điếc nếu không được chăm sóc, điều trị thường xuyên. Tuy cùng lứa tuổi nhưng tỉ lệ nam giới mắc bệnh điếc nhiều hơn nữ giới. Bệnh điếc xảy ra ở mức độ nặng hay nhẹ đối với từng người, phụ thuộc vào môi trường sống, điều kiện sống và tình trạng sức khỏe.  Bệnh điếc ở người già là nguyên nhân khiến họ có cảm giác mình bị cô lập, cô đơn, bị mọi người ngó lơ, không quan tâm nên dễ sinh ra chứng bệnh trầm cảm.

 

Bệnh điếc ở người già có 4 bệnh chính:

 

 

 

 

  • Điếc cảm giác: bệnh này thường phát triển chậm, bắt đầu từ tai giữa,bệnh điếc này đa phần nguyên nhân là tiếp xúc với môi trường những âm thanh ở tần suất cao.
  • Điếc do thần kinh: bệnh này nguyên nhân chính là do yếu tố di truyền và biểu hiện khá muộn. Khi bị bệnh, bệnh nhân sẽ kèm theo chứng sa sút, suy giảm tinh thần, giảm trí nhớ, việc phối hợp chân tay trở nên khó khăn hơn.
  • Điếc chuyển hóa: loại bệnh này khi bước vào tuổi trung niên sẽ thường mắc phải, thính lực giảm dần. (lupus ban đỏ, viêm đa khớp dạng thấp, đái tháo đường...)
  • Điếc do ốc tai:  là khi thính lực đồ chỉ kết quả âm thanh ở dạng đối xứng và có xu hướng đi xuống. (do rối loạn tuần hoàn tai trong)

 

Nguyên nhân nào gây ra điếc ở người già

 

Bệnh điếc ở người già khiến bệnh nhân cảm thấy phiền toái, ngại giao tiếp dễ sinh ra hiện tượng trầm cảm. Bệnh do một số nguyên nhân sau:

  • Xơ cứng tai (otosclerosis): Xơ cứng tai có tỉ lệ di truyền khá cao từ 50-60%, bệnh rất hay xảy ra ở màng nhĩ.Nguồn gốc của bệnh xơ cứng tai là do sự cứng khớp xương dẫn truyền, cho nên không truyền được âm thanh trong bộ phận nghe ở tai giữa khiến điếc dẫn truyền. Có thể thần kinh ốc tai cũng sẽ bị ảnh hưởng, gây nên điếc tiếp nhận.

 

 

 

 

 

  • Điếc do chất độc: Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường vô tình làm nhiễm độc tai với nhiều loại thuốc có thành phần gây độc cho tai như các kháng sinh họ aminoglycoside như streptomycin, kanamycin, neomycin, gentamycin, tobramycin, amikacine và vancomycin, các thuốc lợi tiểu (furosemide), các thuốc sốt rét (quinine và chloroquine).            

 

  • Khi bạn sử dụng thuốc sốt rét liều cao sẽ gây điếc, nhất là thuốc chích, trường hợp này không thể phục hồi, kèm theo các triệu chứng ù tai. Còn đối với việc nhiễm độc thuốc lợi tiểu Ethacrynic acid dùng đường tĩnh mạch sẽ có thể gây nên bệnh điếc thường xuyên, khi dùng kèm với aminoglycoside khiến bệnh điếc trở nên trầm trọng hơn. Furosemide cũng là nguyên nhân gây điếc tạm thời.
     
  • Với người già rất cân nhắc khi sử dụng thuốc độc cho tai ở trên, nhất là đối với những trường hợp bị điếc hoặc suy thận. Bạn phải kiểm tra thính lực đồ kể từ khi mới dùng thuốc, ghi lại để theo dõi những triệu chứng thay đổi liên quan đến triệu chứng thuốc. Ở tiền đình các tổn thương tai diễn biến lặng lẽ, đặc biệt ở những bệnh nhân nằm lâu ngày.
     
  • Điếc do khối u ảnh hưởng thính giác: Khi bạn bị một khối u ở gần cơ quan thính giác, khối u này có thể to nên chèn vào dây thần kinh thính giác đó là nguyên nhân gây bệnh điếc.

 

 

Cách kiểm tra giúp phát hiện bệnh điếc

 

                         

                                           

 

 

Kiểm tra bệnh điếc ở người già bằng thính đồ toàn bộ.

 

 


 

Nếu các bạn vẫn chưa tìm được một phòng khám uy tín, chất lượng cao, thì Phòng khám tai mũi họng Thành Đông hy vọng sẽ đem lại sự hài lòng cho quý bệnh nhân. BS CK1. Nguyễn Thành Đông trên 20 năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh về tai mũi họng, đã khám và phẫu thuật cho hàng ngàn ca. Ngoài ra, phòng khám cũng được trang bị các thiết bị máy móc, nội soi công nghệ cao nhập từ các nước tiên tiến giúp đem lại sự chính xác trong chẩn đoán và sự triệt để trong điều trị bệnh.

 

Theo thống kê định kỳ tại Phòng Khám Tai Mũi Họng Thành Đông, có đến 99% bệnh nhân điều trị thành công và có những phản hồi tích cực về hiệu quả điều trị triệt để bệnh. Do đó, nhiều bệnh nhân đã giới thiệu lại cho người thân và bạn bè đến khám và chữa bệnh tại phòng khám. Đây rõ ràng là minh chứng cho cả quá trình tận tụy, hết lòng vì bệnh nhân.

 

Bên cạnh đó, nhận thức trách nhiệm chăm sóc sức khỏe nhân dân là một nghĩa vụ cao quý, Phòng khám tai mũi họng Thành Đông  luôn có chính sách giảm chi phí khám, chữa bệnh đối với những bệnh nhân thuộc chính sách hộ nghèo và cận nghèo khi có giấy tờ chứng minh kèm theo.

 

 



 

PHÒNG KHÁM TAI MŨI HỌNG THÀNH ĐÔNG

 

Địa chỉ     : 2A/2 Phan Thúc Duyện - Phường 4 - Quận Tân Bình - TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại: 090 888 4465 (BS.CKI Nguyễn Thành Đông) - 096 113 9097 (Tư vấn viên)

Email: tmhbsdong@gmail.com

Website: www.phongkhamtaimuihong.com